CÔN TRÙNG, SÂU HẠI CÂY TRỒNG

Phòng trừ rầy trên cây sầu riêng nhanh chóng hiệu quả

Phòng Trừ Rầy Trên Sầu Riêng Nhanh Chóng Hiệu Quả

Phòng trừ rầy là vấn đề được nhiều nhà vườn quan tâm nhất, bởi việc phòng trừ rầy gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy bà con cần hiểu rõ về rầy để có những biện pháp quản lý thích hợp. Trên sầu riêng có 2 loại rầy chính gây hại thường bị bà con nhầm lẫn nhất.

Rầy xanh

Rầy xanh có tên khoa học là Empoasca sp. và có tên tiếng Anh là leafhopper. Phân bố ở hầu hết các vùng trồng chè ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới.

Rầy Xanh Hại Sầu Riêng

Rầy xanh hại sầu riêng

Đặc điểm nhận biết của rầy xanh

  • Trứng
    • Có hình hơi cong dạng quả chuối, dài khoảng 0,8 mm.
    • Trứng được đẻ vào đọt non, cuống lá và gân lá.
    • Trứng mới đẻ màu trắng sữa, sắp nở có màu lục nhạt hay hơi nâu.
    • Vòng đời của trứng từ 5 – 8 ngày.
  • Rầy non
    • Rầy xanh non có 5 tuổi, tuy chưa có cánh nhưng gần giống với rầy trưởng thành.
    • Rầy mới nở màu trắng trong suốt, dài 1 mm.
    • Rầy càng lớn chuyển dần sang màu xanh.
    • Cuối tuổi 5 cơ thể dài 2mm.
    • Vòng đời rầy non 9 – 11 ngày vào mùa Xuân, 7 – 8 ngày trong mùa Hè,14 – 16 ngày vào mùa Đông
  • Trưởng thành
    • Thân dài từ 2,5 – 4 mm, màu xanh lá mạ.
    • Đầu hơi hình tam giác, chính giữa đỉnh đầu có đường vân trắng, và hai bên có chấm đen nhỏ.
    • Cánh trong mờ, màu xanh lục, xếp úp hình mái nhà.
    • Vòng đời con trưởng thành 2 – 21 ngày
Vòng đời Rầy Xanh

Vòng đời rầy xanh

Đặc điểm gây hại

  • Rầy non và rầy trưởng thành đều chích hút nhựa ở đọt non và lá non.
  • Vết chích là những chấm vàng thường là ở rìa mép lá, vết chích ở gân lá làm cho lá bị cong queo
  • Lá bị cháy từ mép lá vào bên trong.
  • Rầy xanh gây hại nặng làm rụng lá non của cơi đọt
  • Rầy xanh cũng là tác nhân truyền bệnh virus cho cây cây trồng.
  • Rầy xanh di chuyển bằng cách bò ngang
  • Rầy trưởng thành sợ ánh sáng trực xạ. Ban ngày trú ẩn mặt dưới lá, nhưng ban đêm di chuyển lên mặt trên của lá để chích hút. Nhà vườn chú ý đặc tính của rầy để khi phun thuốc phòng trừ rầy hiệu quả hơn.

Rầy nhảy (rầy phấn trắng)

Rầy nhảy hay còn gọi là rầy phấn, rầy phấn trắng, tên khoa học là Allocaridara malayensis và tên tiếng Anh là Durian psyllid. Đây là đối tượng gây hại phổ biến tại các vùng trồng sầu riêng ở Việt Nam và Thái Lan. Rầy nhảy có mức độ thường gặp nhiều hơn cả rầy xanh.

 

Ấu Trùng Rầy Nhảy

Ấu trùng rầy nhảy

Đặc điểm nhận biết rầy nhảy

  • Trứng
    • Có màu vàng lợt, hình bầu dục có một đầu hơi nhọn, kích thước rất nhỏ khoảng 1 mm.
    • Trứng được đẻ thành từng ổ (8 – 14 trứng) ở mặt trên lá non còn xếp lại.
    • Có thể quan sát được trứng khi đưa lá non về phía ánh sáng.
  • Ấu trùng
    • Có 5 tuổi, tuổi 1 có màu vàng và di chuyển rất chậm.
    • Sang tuổi 2, trên cơ thể bắt đầu phủ một lớp sáp màu trắng và có một ít lông tơ màu trắng ở phần cuối bụng.
    • Từ tuổi 3 trở đi cơ thể có các sợi sáp trắng như bông gòn rất dài ở cuối đuôi.
    • Từ tuổi 2 đến tuổi 5 ấu trùng di chuyển rất nhanh khi bị tác động.
  • Thành trùng
    • Rầy nhảy trưởng thành không có cấu trúc lông trắng như ấu trùng.
    • Chúng không bay thường xuyên mà chỉ bay khi chúng bị quấy phá.
    • Cơ thể có màu nâu lợt thiên về màu vàng, cánh trong suốt.
    • Chúng thường xuất hiện ở mặt dưới lá và có thể sống đến 06 tháng.
    • Ban ngày nhạy cảm với ánh sáng nên chỉ xuất hiện ở mặt dưới của lá, ban đêm di chuyển lên mặt trên của lá chích hút.
Thành Trùng Rầy Nhảy

Thành trùng rầy nhảy

Đặc điểm gây hại của rầy nhảy

  • Chúng thường phát triển mạnh trong các tháng mùa nắng.
  • Gây hại bộ lá non, từ đó làm cây không quang hợp được, ra hoa ít, đậu trái kém, trái bị sượng.
  • Cả thành trùng và ấu trùng rầy nhảy đều gây hại bằng cách chích hút nhựa lá non chưa mở.
  • Trứng được đẻ vào lá sầu riêng khi mới lú mũi giáo. Vì vậy cần lưu ý sử dụng các loại thuốc ung trứng giai đoạn nhú mũi giáo để phòng trừ rầy.
  • Những lá bị hại thường có những chấm nhỏ màu vàng sau đó rụng đi hàng loạt nếu bị nặng.
  • Lá bị chích vẫn có thể phát triển nhưng lá sẽ bị nhỏ, có lỗ thủng và quăn queo khi lớn.
  • Ngoài ra, rầy còn tiết mật ngọt tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển, ảnh hưởng đến quang hợp của lá.

Biện pháp phòng trừ rầy

  • Biện pháp sinh học
    • Nhện, bọ rùa, ong ký sinh là thiên địch của rầy nhảy nên cần tạo điều kiện cho các loài thiên địch cư ngụ.
    • Ứng dụng nấm Metarhizium anisopliae (nấm Xanh hay nấm lục cương) tiêu diệt rầy xanh.
  • Biện pháp hóa học
    • Phun thuốc định kỳ 7 – 10 ngày/lần, bắt đầu từ lúc nhú mũi giáo
    • Phun cả trong và ngoài tán
    • Luân phiên hoạt chất phổ biến gồm Imidacloprid, acetamiprid, buprofezin, thiamethoxam, clothianidin, pymetrozine, flonicamid…
    • Kết hợp hoạt chất ung trứng chống lột xác phun cử đầu tiên khi nhú mũi giáo để phòng trừ rầy hiệu quả hơn
    • Sử dụng bộ trừ rầy nhà Kari Mon gồm
      • Imi max
      • Thia max
      • Akami
      • Sodimi
      • Pyme max
      • Cibi max
      • Feno max
Bộ Trừ Rầy

Bộ phòng trừ rầy

Xem thêm:

BỘ TRỪ RẦY hạ gục nhanh, tiêu diệt gọn

Thuốc rầy SODIMI hạ gục nhanh gọn sâu rầy

Thuốc rầy THIA MAX diệt rầy rệp nhanh mạnh

Thuốc rầy AKAMI quét sạch sâu rầy gây hại

Thuốc rầy IMI MAX phòng trừ rầy rệp thần tốc

TƯ VẤN BÁN HÀNG: 0982 944 458

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Related Posts

0 0 Các đánh giá
Article Rating
Đăng ký theo dõi
Thông báo bằng cách
guest
0 Comments
Cũ hơn
Mới nhất Xếp hạng gần nhất
Cùng dòng phản hồi
Xem tất cả bình luận